Có 2 nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế. Thứ nhất,ảibàitoánthiếuthuốcbằngđấuthầuminhbạtra cứu doanh nghiệp nguyên nhân khách quan do dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, trong đó có thuốc. Thứ hai, nguyên nhân chủ quan do đấu thầu tập trung chậm, tình trạng sợ, né tránh trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Cùng với đó, sự phối hợp giữa các bộ, ngành T.Ư với địa phương chưa hiệu quả, "dưới đẩy lên, trên trả về". Thủ tục đấu thầu rườm rà, qua nhiều khâu và tình trạng nhà thầu không cung ứng vì cơ sở y tế còn nợ tiền...
Trước vấn đề hết sức bức thiết này, Thủ tướng cũng đã nhiều lần yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát các quy định hiện hành về mua sắm thuốc, vật tư y tế, trên cơ sở đó chủ động chỉ rõ những nội dung nào vướng mắc, nằm ở đâu, ai giải quyết.
Tại cuộc họp báo ngày 8.12, ông Đặng Minh Thông, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, khẳng định công khai là người dân đến các cơ sở y tế công lập không còn phải chuyển viện vì thiếu thuốc, vật tư y tế.
Theo ông Thông, với phương châm đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu ngành y tế phối hợp chặt chẽ với BHXH tỉnh và các sở, ngành liên quan triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế.
Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh chủ động phối hợp với Sở Y tế, BHXH tỉnh thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt các gói thầu mua sắm trong thời gian ngắn nhất. Đối với gói thầu trị giá trên 1 tỉ đồng thì do UBND tỉnh phê duyệt, gói thầu có trị giá dưới 1 tỉ đồng thì phân cấp cho Sở Y tế phê duyệt. Cách làm dứt khoát và công khai minh bạch này đã giúp các bệnh viện đẩy nhanh các gói thầu mua sắm thuốc. Cũng theo ông Thông, hiện tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang lập danh sách hơn 1.400 danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế, với tổng giá trị khoảng 1.300 tỉ đồng để đấu thầu. Vì vậy, trong 2 năm tới (2024, 2025), địa phương sẽ không thiếu thuốc, hóa chất, vật tư y tế phục vụ người dân khám chữa bệnh.
Không chỉ riêng Bà Rịa-Vũng Tàu, một số bệnh viện tuyến trên ở Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương khác cũng đã chủ động giải quyết bài toán thiếu thuốc theo tinh thần "trong cái khó, ló cái khôn". Giải pháp là thành lập các hội đồng nhỏ như hội đồng mua sắm thuốc, hội đồng mua sắm trang thiết bị y tế; hội đồng mua sắm vật tư - sinh phẩm xét nghiệm… để song song chịu trách nhiệm, cùng thẩm định về danh mục, hoạt chất của thuốc, tính năng kỹ thuật của trang thiết bị, vật tư y tế… Sau đó, bệnh viện triển khai đấu thầu, mua sắm trên cơ sở ý kiến công khai của các hội đồng.
Câu chuyện giải quyết bài toán thiếu thuốc từ cách làm của Bà Rịa-Vũng Tàu và một số địa phương khác là minh chứng sinh động của tư duy đấu thầu minh bạch thay cho "tư tưởng phết phẩy". Đó là sự chủ động, trách nhiệm theo tinh thần "nếu muốn thì sẽ tìm cách, nếu không muốn sẽ tìm lý do".